Nhà vệ sinh là một phần không thể thiếu cho mỗi ngôi nhà, nếu thiếu thì cuộc sống của con người sẽ như thế nào? Nếu như có thì chúng ta nên biết cách bảo dưỡng cũng như khắc phục khi nhà vệ sinh bị thấm dột. Nhà vệ sinh là môi trường ẩm thấp và dễ bị hư hại nhất nếu như bạn không có biện pháp thi công tăng tuổi thọ công trình. Một trong những giải pháp được nhiều người sử dụng nhất hiện nay chính là chống thấm nhà vệ sinh

Hãy cố gắng xem hết bài viết này để có thể biết được nguyên nhân để phòng tránh cũng như cách khắc phục được triệt để 100% nhé.

Vì sao phải chống thấm cho nhà vệ sinh của bạn?

Phòng tắm phải được chống thấm vì là phòng được sử dụng nhiều nhất trong nhà. Dưới đây là bốn lý do tại sao bạn nên chọn chống thấm phòng tắm:

– Ngăn chặn sự thấm dột: Chống thấm phòng tắm tạo ra một lớp đệm kín nước ngăn nước rò rỉ qua bất kỳ vết nứt / lỗ nào trên sàn và vách ngăn, tiết kiệm tiền sửa chữa trong tương lai.

– Ngăn ngừa nấm mốc: Lớp chống thấm ngăn chặn sự phát triển của nấm mốc và dưới gạch, có thể xâm nhập vào gỗ, vữa và gạch.

– Làm tăng giá trị tài sản của bạn: Phòng vệ sinh hoàn toàn không thấm nước làm tăng giá trị tài sản của bạn. Tương tự, một chiếc không thấm nước kém sẽ giảm giá trị và khiến người mua tiềm năng bị loại bỏ.
– Là bảo hiểm cho tài sản của bạn: Công trình xây dựng bị thấm nói chung và nhà vệ sinh thấm nước nói riêng gây ảnh hưởng đến toàn bộ kết cấu của ngôi nhà, tuổi thọ công trình giảm, xuống cấp nhanh chóng. Lâu dần công trình bị thiệt hại nghiêm trong hơn dẫn đến chi phí chống thấm nhà vệ sinh trở nên đắc đỏ hơn.

– Cải thiện khả năng cách nhiệt: Chống thấm phòng tắm giúp giữ nhiệt trong nhà, giảm chi phí chống nóng vào mùa hè.

– Bảo vệ sức khỏe gia đình: Nhà vệ sinh bị thấm gây ảnh hưởng để chất lượng công trình, cuộc sống và sức khỏe của con người về lâu về dài.

– Tránh được những phiền phức không đáng có: Thấm dột nhà vệ sinh gây phiền toái đến cuộc sống hàng ngày của gia đình và bạn, gây nấm mốc, ẩm ướt mất thẩm mỹ cho công trình.

 

– Tránh được những phiền phức không đáng có: Thấm dột nhà vệ sinh gây phiền toái đến cuộc sống hàng ngày của gia đình và bạn, gây nấm mốc, ẩm ướt mất thẩm mỹ cho công trình

Dấu hiệu cho thấy nhà vệ sinh bị thấm dột

Nhà vệ sinh bị thấm không chỉ ảnh tuổi thọ, tính thẩm mỹ của công trình bên cạnh đó còn là sức khỏe của các thành viên trong gia đình sau thời gian dài sử dụng. Việc nhận biết kịp thời các dấu hiệu cho thấy nhà vệ sinh bị thấm dột giúp các bạn xử lý nhà vệ sinh bị thấm kịp thời, tránh tình trạng thấm dột thêm trầm trọng.

Vậy những dấu hiệu gì cho thấy nhà vệ sinh đang thấm dột:

– Tường nhà, trần nhà có dấu hiệu bị nấm mốc, loang lổ, rỉ nước ra bên ngoài do thấm dột lâu ngày không được xử lý.

– Gạch nhà vệ sinh bị xuống cấp, đứt gảy, vỡ, ron gạch hở khiến nước dễ dàng đi qua.

– Xuất hiện mùi hôi khó chịu mặc dù không thấy các dấu hiệu nấm mốc hoặc do gạch nhà vệ sinh xuống cấp. Trường hợp này có thể do bồn toilet thi công bị hở, sau một thời gian tình trạng thấm dột nhà vệ sinh sẽ xuất hiện.

– Tại vị trí một số thiệt bị trong nhà vệ sinh bị rò rỉ như vòi nước, vòi hoa sen, bồn cầu, bồn tắm,..

Nguyên nhân khiến cho nhà vệ sinh bị thấm nước

Có nhiều nguyên nhân khiến cho nhà vệ sinh bị thấm nước, trong đó, có thể kiểm đến như:

– Sàn nhà vệ sinh luôn trong trạng thái bị đọng nước, thẩm thấu qua mạch lát nền và dưới sàn bê tông. Lâu ngày, nước tích tụ khiến sàn bị thấm nước nghiêm trọng;

– Hệ thống ống dẫn nước bị rò rỉ, hỏng khiến nước thấm vào nhà vệ sinh;

– Tường, sân thượng hoặc trần nhà bị thấm nhưng không sửa chữa kịp thời khiến nhà vệ sinh chịu tác động thấm nước;

– Thi công nhà vệ sinh không đúng kỹ thuật, kỹ thuật sai ở quy trình lắp bồn cầu và thiết bị vệ sinh khiến cho nước xả tràn ra sàn nhà;

– Kết cấu bê tông không đảm bảo, bị lún do đan thép thưa không đạt tiêu chuẩn;

– Cách mạch gạch nền nhà vệ sinh bị hở, bong khiến nước thấm xuống.

Nhà vệ sinh bị thấm nước rất dễ nhận biết, đặc biệt ở các vị trí:
– Hộp kỹ thuật;
– Cổ ống đi xuyên sàn;
– Chân tường tiếp giáp giữa tường và sàn;
– Nứt sàn bê tông.


 Nhà vệ sinh thấm dột khiến trần nhà bị ố vàng.

Kiểm tra hệ thống nhà vệ sinh trước khi tiến hành chống thấm

Để xử lý chống thấm nhà vệ sinh được hiệu quả tốt nhất ta cần kiểm tra tổng thể nhà vệ sinh. Từ đó ta có cái nhìn về thực trạng, nguyên nhân dẫn đến thấm dột nhà vệ sinh. Chúng ta sẽ chọn cách chống thấm tốt nhất cho từng trường hợp.

Vậy vị trí nào trong nhà vệ sinh cần được kiểm tra ?

– Ống thoát nước sàn: Đây là vị trí dễ dàng bị thấm dột nhất. Trong quá trình khi công miệng cống không được đảm bảo, nước sinh hoạt có thể dễ dàng đi qua miệng cống ngấm sâu vào mao mạch phá hủy công trình.

– Bề mặt sàn nhà vệ sinh: Sàn nhà vệ sinh thông thường sẽ được lát gạch. Tuy nhiên, quá trình lát gạch không được kín có thể khiến nước thẩm thấu vào trong bề mặt sàn nhà vệ sinh. Bên cạnh đó ta kiểm tra có vị trí nước bị hỏng hóc mà nước có thể đi qua không, độ dốc nhà vệ sinh có đảm bảo để nước thoát qua dễ dàng chưa.

– Hệ thống ống dẫn nước: Xem xét hệ thống ống nước có bị nứt gãy hay rò rỉ không.

– Nước mưa xâm nhập: Nếu nước mưa có thể thấm thấu từ bên ngoài vào chân tường nhà vệ sinh điều này có thể đe dọa tuổi thọ của toàn bộ công trình không chỉ riêng nhà vệ sinh.

9 phương pháp chống thấm cho sàn tường nhà vệ sinh 

Thông thường, để xử lý nhà vệ sinh bị thấm tốt nhất bạn cần quan tâm đến chống thấm cho sàn và tường. Đây là 2 khu vực dễ bị thấm nhất, cần được quan tâm và làm đúng kỹ thuật. Cần thực hiện chống thấm nhà vệ sinh theo quy trình cụ thể đảm bảo theo các bước dưới đây!

1. Chống thấm cho nhà vệ sinh bằng Sika

Không chỉ chống thấm chân tường, chống thấm sân thượng, sử dụng Sika chống thấm cho sàn nhà vệ sinh là một lựa chọn tối ưu bởi có nhiều ưu điểm nổi bật.

– Có khả năng trộn nhanh, dễ dàng.
– Dễ quét lên các vị trí cần chống thấm sàn.
– Không cần thêm nước khi quét nên thi công nhanh, tiết kiệm thời gian
– Khả năng bám dính vô cùng tốt, không bị bong tróc sau nhiều năm sử dụng.
– Ngăn nước thấm qua hiệu quả rõ rệt.
– Giá chống thấm nhà vệ sinh bằng sika không quá đắt đỏ.

Công tác chuẩn bị

Chất chống dính Sika: Sikadur 732, Sika grout 214-11, Sikaflex construction AP, Sika primer 3, Sikaroof membrane và Sika Latex.
Các thiết bị: Cọ lăn, bay xây trát, chà tường, máy khuấy sơn, chổi quét sơn, thùng sạch, ca nhựa…

Sikadur 732 hộp 1kg được dùng để kết nối vữa bê tông mới trộn và bê tông đã đông cứng, gạch, men hoặc các vật liệu khác.

Sika grout 214-11 là vữa gốc xi măng không co ngót với bao 25kg được dùng để chống thấm cổ ống

Sikaflex construction AP ‘là chất trám khe đàn hồi đông cứng trong môi trường ẩm nên được dùng trám cổ ống nhà vệ sinh.

Sika primer 3 là chất quét lót một thành phần được dùng để quét lót bề mặt xốp khi thi công trám khe.

Sikaroof membrane là nhũ tương dạng lỏng gốc bitum polymer có đặc tính bám dính cao được dùng để che kín các vết nứt và chống bên ngoài bề mặt bê tông.

Sika Latex là phụ gia chống thấm được trộn với xi măng và cát để gia tăng tính kết nối.

Quy trình chống thấm nhà vệ sinh bằng sika

Bước 1: Vệ sinh và xử lý bề mặt sàn nhà vệ sinh.

Nếu như nhà vệ sinh mới hoàn thiện phần thô thì bạn chỉ cần vệ sinh bề mặt sàn nhà. Và đây là giai đoạn cần chống thấm ngay vì làm đơn giản, tiết kiệm thời gian và tiền bạc.

Tuy nhiên, nếu bạn đang sửa lại nhà vệ sinh cũ thì cần phải tháo gỡ các thiết bị nhà vệ sinh trên sàn. Sau đó, căn cứ vào mức độ thấm và tổn hại sàn mà tiến hành bóc tách lớp gạch bên trên để chống thấm.

Bước 2: Tiến hành chống thấm cho sàn.

2.1. Nếu đã có ống nhựa đặt trước đó > đục bê tông xung quanh ống với khoảng cách 10mmx10mm. Trường hợp chưa có ống nhựa lắp đặt, cần định vị ống và dựng ván khuôn phía mặt dưới sàn.

2.2. Tiến hành phủ Sikadur lên bề mặt sàn > đổ Sika Sika grout 214-11 xung quanh ống khi Sikadur còn kết dính.

2.3. Đưa lớp Sika Primer 3 lên các bề mặt rãnh xung quanh đường ống > bơm Sikaflex Construction AP vào rảnh và để trong 12 tiếng. Sau đó, phủ 2-3 lớp lót sơn pha loãng với Sikaproof Membrane 20-50% nước.

2.4. Đợi khô và trộn vữa + Sika Latex quét lên bề mặt sàn dày 1-2mm. 

Bước 3: Nghiệm thu sàn

Sau khi tiến hành chống thấm bằng Sika, để 24h và tiến hành láng 1 lớp vữa lên sàn.

2. Chống thấm nhà vệ sinh bằng NUCEMIX – XP03

Nucemix-XP03 được ứng dụng rộng rãi để chống thấm lớp bên dưới sàn nhà vệ sinh hay bên trên mặt bê tông cực kỳ hiệu quả.

Nucemix-XP03 được ưa chuộng bởi quá trình thi công dễ dàng mà lại mang đến hiệu quả chống thấm lâu dài. Có thể kể đến một số ưu điểm của Nucemix-XP03 như sau.

Ưu điểm

– Cách thành phần trong Nucemix-XP03 được chế tạo sẵn nên chỉ cần trộn là có thể sử dụng.

– Độ sệt của vữa chống thấm Nucemix-XP03 sau khi trộn rất hợp lý có thể thi công bằng tay dễ dàng không đòi hỏi kỹ thuật quá phức tạp.

– Kết dính bề mặt tốt mang lại hiệu quả cao khi sử dụng.

– Khả năng ngăn nước vượt trội.

– Không có chất độc hại, không dễ bị ăn mòn có thể được sử dụng cho hồ cá, bể nước.

– Các phương thức thi công lăn, cán, quét đều có thể áp dụng với Nucemix-XP03.

Các vật liệu cần chuẩn bị

– Chống thấm Nucemix-XP03.

– Máy khuấy sơn chuyên dụng.

– Cọ lăn, chổi quét sơn, bay.

– Máy mài.

– Máy hút bụi.

Quy trình các bước xử lý nhà vệ sinh bị thấm  với Nucemix-XP03

Bước 1: Chuẩn bị bề mặt

– Làm sạch bề mặt sàn nhà vệ sinh trước khi thi công chống thấm bằng máy mài, bàn chải sắt sau đó dùng máy hút bụi để loại bỏ bụi bẩn.

– Phun nước lên bề mặt sàn để tạo độ ẩm.

Bước 2: Tiến hành thi công

– Trộn vữa Nucemix-XP03 và nước theo tỷ lệ 1:1.6 Định mức: 1kg/1m2/1 lớp. (1.6 phần Nucemix-XP03 và 1 phần nước).

– Thi công lớp thứ nhất: Dùng con lăn hoặc cọ quét hỗn hợp trên theo định mức 1kg/m2. Nên thi công theo một chiều từ dưới lên trên để tiết kiệm nguyên liệu và màng chống thấm có thể mịn màng hơn.

– Thi công lớp thứ hai: Được thực hiện sau khi lớp thứ nhất khô ( Thông thường khoảng 4 tiếng). Có thể sử dụng bay thay có cọ quét để thi công nhanh và dễ dàng hơn. Sau khi lớp thứ hai khô dùng miếng xốp để làm sạch và nhẵn bề mặt.

Bước 3: Vệ sinh

Đối với các thiết bị vật dụng nên được vệ sinh bằng nước sạch.

3. Chống thấm nhà vệ sinh bằng Kova

Kova là chất keo chống thấm nhà vệ sinh chuyên dụng được tổng hợp từ Acrylonitrile và Alkylsiloxan có tác dụng ngăn chặn xâm nhập của nước hạn chế sự hình thành rêu mốc hiệu quả.

Chất chống thấm bê tông xi măng CT – 11A

Ưu điểm

➤ Có khả năng ngăn chặn thấm dột lên đến 15 năm.

➤ Khả năng chống thấm nước 2 chiều, hạn chế ẩm mốc.

➤ Khả năng chống mài mòn, chịu được mội trường nước mặn, nước kiềm có độ ăn mòn cao.

➤ Thân thiện với môi trường, an toàn cho sức khỏe

Quy trình chống thấm dột nhà vệ sinh bằng Kova

Bước 1: Làm sạch bề mặt sàn nhà vệ sinh

– Xử lý bề mặt lồi lõm.

– Trám trét lỗ hỏng, vết nứt nếu có.

– Làm sạch bụi trên sàn nhà vệ sinh.

– Tạo độ ẩm thích hợp để tiến hành chống thấm.

Bước 2: Thi công chống thấm

– Trộn đều hỗn hợp keo chống thấm nền nhà vệ sinh Kova theo tỷ lệ: 1kg xi măng/ 10L Kova.

– Dùng con lăn để quét 2 đến 3 lớp chống thấm Kova. Lớp sau được thi công khi lớp trước đã khô sau đó tiếng hành lót gạch men.

Kova không chỉ thích hợp chống thấm dột nhà vệ sinh còn được sử dụng cho sàn mái, tường ngoài,..

4. Chống thấm dột nhà vệ sinh bằng màng khò nóng

Chống thấm bằng màng khó được xem là một giải pháp xử lý nhà vệ sinh bị thấm cực kỳ nhanh chóng và tiện lợi. Nhưng bên cạnh đó cách này có hiệu quả chống thấm chỉ khoảng 10 năm không chống thấm vĩnh viễn như chống thấm bằng hóa chất.

Ưu điểm

– Tiến hành thi công nhanh chóng.

– Khả năng ngăn chặn nước triệt để bởi các lớp màng dày 3-5mm.

Quy trình chống thấm nhà vệ sinh bằng màng khò

Bước 1: Vệ sinh kỹ lưỡng bề mặt sàn

Để đảm bảo thi công được hiệu quả sàn nhà vệ sinh cần được làm sạch, có độ phẳng lên đến 90% và tuyệt đối không có bụi bẩn, dầu mỡ còn bám lại.

Bước 2: Xử lý góc

Xử lý góc tường, mạch ngừng bằng cách đục rộng hoặc bồi thêm để đảm bảo thi công được hiệu quả.

Bước 3: Làm nóng bề mặt sàn

Dùng đèn khó để làm nóng bề mặt sàn nhà vệ sinh.

Bước 4: Quét lớp lót primer

Quét lớp lót Primer gốc bitum lên bề mặt nhà vệ sinh.

Bước 5: Khò trực tiếp lên màng dán bitum

Bắt đầu dùng máy khò trực tiếp lên màng bitum sau cho chảy đều và bám dính lên bề mặt sàn nhà vệ sinh.

Lưu ý: Nhựa bitum được đốt tới đầu thì lăn màng chống thấm đến đó.

Bước 6: Xử lý cổ ống

Tại vị trí cổ ống cần được bo kỹ tại vị trí bên trong và ngoài cổ ống để tránh tình trạng nước thẩm thấu. Tốt nhất nên dùng gioăng trương nở quấn xung quanh cổ ống. Cắt màng bitum theo dấu hoa thị và tap để khò kỹ tại vị trí cổ ống, gốc cạnh

Bước 7: Hoàn thiện bề mặt

Sau khi thi công tiến hành trát một lớp vữa xi măng + Cát hoàn trả mặt bằng.

5. Chống thấm nhà vệ sinh bằng Maxbond 1211

Maxbond 1211 được sử dụng nhiều trong chống thấm phòng vệ sinh, sàn mái, bể bơi,.. Đây là chất chống thấm được sản xuất tại Singapore.

Ưu điểm

➤ Dễ quét, không cần thêm nước, trộn nhanh, bám dính chặt.

➤ Ngăn nước thấm qua hiệu quả

Quy trình chống thấm nhà vệ sinh bằng Maxbond 1211

Bước 1: Vệ sinh bề mặt

Vệ sinh bề mặt, đục tỉa, trám kỹ tạo độ phẳng sau đó tạo độ ẩm trên bề mặt trước khi thi công. Lưu ý: Không để đọng nước.

Bước 2: Trộn đều Maxbond 1211

Đổ Maxbond 1211 vào thùng sau đó dùng mấy đánh vữa để trộn đều cho đến khi không còn vón cục và hỗn hợp trở nên sệt quánh.

Bước 3: Xử lý cổ ống

Tiến hành gia cố chân tường với lưới Polymer, cổ ống, các vết nứt theo đúng kỹ thuật.

Bước 4: Thi công lớp chống thấm thứ nhất

Thi công định lượng 0.75-1kg/m2 để khô trong 2 đến 4 tiếng. Có thể sử dụng lưới thủy tinh để gia cố nhưng bên cạnh đó cần phải tăng thêm định lượng để bao phủ hoàn toàn lớp lưới thủy tinh.

Bước 5: Thi công lớp chống thấm thứ 2

Thi công theo định mức 0.75-1kg/m2. Được tiến hành sau khi lớp thứ nhất khô.

Bước 6: Nghiệm thu sàn

Sau 24h tiến hành ngâm nước để nghiệm thu chống thấm.

6. Chống thấm phòng vệ sinh bằng keo kháng nước Intoc

Ưu điểm

– Dễ thi công và sử dụng, trộn nhanh, có khả năng bám dính tốt

– Ngăn nước thấm qua.

– An toàn, không độc hại.

Quy trình chống thấm nhà vệ sinh bằng Intoc- 04

Chuẩn bị: Ta trộn hỗn hợp theo định mức sau 1kg Intoc-04 + 3kg nước + Xi măng (Khoảng 8kg xi măng). Hỗn hợp này được gọi là dầu hồ chống thấm.

Bước 1:Vệ sinh bề mặt

Cần vệ sinh làm phẳng bề mặt, loại bỏ tạp chất.

Bước 2: Quét keo chống thấm

Dùng keo kháng nước Intoc để quét lên bề mặt sàn, vị trí tiếp xúc giữa cổ ống.

Bước 3: Tạo đổ ẩm sàn nhà vệ sinh

Tạo độ ẩm bề mặt sàn nhà vệ sinh để đạt hiệu quả thi công.

Bước 4: Xử lý bề mặt với intoc-04

Tô phủ lớp hỗn hợp chống thấm Intoc-04 hơi đặc có độ dày khoảng 4mm lên bề mặt sàn nhà vệ sinh. Ngay sau đó phủ nhẹ nhàng lớp vữa bảo vệ M.75 lên mặt sàn với độ dày 5-10 mm.

7. Thi công với lưới chống thấm nhà vệ sinh

Ưu điểm

– Có sự thích ứng tốt.

– Chống thấm nước cao.

– Dễ thi công, sử dụng.

– Có khả năng chống ăn mòn. Cho nên sẽ hạn chế được nấm mốc ở mức tối đa nhất.

Quy trình chống thấm nhà vệ sinh bằng lưới thủy tinh

Bước 1: Chọn lựa lớp lưới chống thấm

– Chọn lớp lưới chống thấm dày hay mỏng, thưa mau, sợi to hay nhỏ phụ thuộc vào từng loại hạng mục thi công cụ thể. Phụ thuộc vào lớp vữa tô dày hay mỏng.

– Lớp lưới dày được sử dụng cho cho các hạng mục có lớp vữa hoàn thiện lớn. Ngược lại, lưới mỏng được sử dụng cho các hạng mục có lớp vữa hoàn thiện mỏng.

Bước 2: Tiến hành thi công

Đặt lớp lưới thủy tinh theo thứ tự như sau:

– Lớp vữa mỏng.

– Tiếp đến là lớp lưới thủy tinh.

– Lớp bên ngoài cùng là lớp vữa hoàn thiện.

Trước tiên ta thi công 1 lớp vữa mỏng sao cho phẳng, đều. Khi lớp vữa còn đang ướt ta tiến hành lót lớp lưới thủy tinh theo chiều từ trên xuống dưới, trái qua phải theo một hướng nhất định.

Sau khi lớp lưới thủy tinh đã bám vào bề mặt sàn ta tiến hành thi công lớp lót cuối cùng và hoàn thiện mặt bằng.

8. Chống thấm nhà vệ sinh bằng nhựa đường

Ưu điểm

Nhựa đường được sử dụng để chống thấm bởi khả năng bám dính mạnh, có độ co giãn đàn hồi tốt, chịu được áp lực của nước, có khả năng trám bít các khe hở tốt.

Quy trình chống thấm nhà vệ sinh bằng nhựa đường

Ta tiến hành cách xử lý nhà vệ sinh bị thấm bằng nhựa đường theo các bước như sau:

Bước 1: Vệ sinh bề mặt sàn nhà vệ sinh

Dùng máy mài, bàn chải sắt làm phẳng, loại bỏ các vết lồi lõm. Dùng máy hút bụi chuyên dụng để loại bỏ bụi bẩn. Tùy trường hơp cần đục sâu xuống sàn nhà vệ sinh để xử lý chống thấm với nhựa đường.

Bước 2: Tiến hành chống thấm

Nung sôi nhựa đường, quét lên bề mặt bằng con lăn. (Có thể pha thêm dầu DO cho loãng để thẩm thấu tốt vào vệ mặt bê tông).

9. Chống thấm nhà vệ sinh bằng Composite

Chống thấm nhà vệ sinh bằng Composite được cho là giải pháp được lựa chọn nhiều cho mọi công trình hiện nay. Bởi vật liệu rẻ, chất lượng, mang lại hiệu quả chống thấm cao.

Composite là gì?

Composite hay còn được gọi là compozit là vật liệu chống thấm được được tổng hợp từ sọi Polime, sợi amiăng, sợi thủy tinh, sợi sillic và một số kim loại khác như thép, đồng, nhôm. Composite được dùng chống thấm sân thượng, sàn mài, nhà vệ sinh cực kì hiệu quả.

Ưu điểm của Composite

– Khả năng chịu mài mòn, các tác động vật lý, cơ học, chịu được nhiệt độ cao. Đặc biệt là khả năng chống thấm vượt trội.

– Vật liệu có độ bền lên đến 20 năm.

– Có thể ứng dụng cho nhiều công trình khác nhau như: nhà vệ sinh, sân thượng, hồ bơi, bể nước,..

– Không hóa chất độc hại, an toàn cho sức khỏe.

– Dễ dàng thi công, ít tốn nhân công và chi phí nguyên vật liệu.

Quy trình chống thấm nhà vệ sinh bằng Composite

Composite là chất liệu nhựa được pha chế một cách phù hợp để tạo nên tính dẽo, độ bền cao. Tuy nhiên để ứng dụng Composite cho chống thấm nhà cần sinh cần yêu cầu chuyên môn kĩ thuật và một số lưu ý dưới đây:

Bước 1: Chuẩn bị bề mặt

Vệ sinh bề mặt sàn để tạo độ bám dính thật tốt cho vật liệu chống thấm, loại bỏ những tạp chất ngăn cản liên kết giữa Composite và sàn nhà. Cần có một số dụng cụ cơ bản như chổi sắt, máy mài, mày đục, máy thổi,.. Để vệ sinh bề mặt sàn nhà vệ sinh.

Đối với vị trí lỗi lõm bạn nên đục cho bằng tránh trường hợp bong tróc khi thi công dẫn đến giảm hiệu quả chống thấm.

Bước 2: Pha chế Composite

Pha chế composite và xi măng theo tỷ lệ 1:1 dùng máy trộn để trộn đều hỗn hợp

Lưu ý:

Tuyệt đối không cho nước vào hỗn hợp, có thể nó sẽ làm giảm hiệu quả chống thấm của nguyên vật liệu. Bạn sẽ phải tốn thêm nhiều thời gian và và chi phí để khắc phục sai lầm này.

Dựa vào diện tích thi công có thể pha chế lượng hỗn hợp thích hợp, Thông thường đối với sàn 10 m2 sẽ cần 1 lít Composite để chống thấm.

Bước 3: Tiến hành quét Composite

Thi công quét 3 lớp Composite lên bề mặt sàn nhà vệ sinh mỗi lớp cách nhau ít nhất 8h để nguyên vật liệu ngấm sâu vào sàn tạo nên lớp chống thấm bền vững.

Đối với vị trí chân tường, góc cạnh nên thi công tỉ mỉ để nguyên vật liệu được phủ đều lên bề mặt. Đối với cổ ống ta nên trực tiếp đổ thẳng Composite quanh chân. Bước này rất quan trọng quyết định hiệu quả chống thấm nên được thực hiện cẩn thận.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

.